Phụ nữ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, phải đối mặt với những thách thức riêng.
The Art Of Living giúp phụ nữ đối mặt với những thách thức này và nâng cao vị thế cho họ thông qua ba công cụ:
- Củng cố sức mạnh cá nhân
- Tạo tinh thần cộng đồng
- Giúp họ tìm ra một mục tiêu để khám phá tiềm năng của chính mình
Dự án đặc biệt chú trọng nâng cao vị thế phụ nữ trong các cộng đồng nông thôn. Phụ nữ nông thôn là nền tảng của cộng đồng này và cách tiếp cận của chúng tôi nhằm mục đích nuôi dưỡng sức mạnh nội tâm, sự sáng tạo và lòng tự trọng. Phụ nữ sau đó có thể trở thành nhân tố cho hòa bình và thay đổi cho gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung.
The Art of Living đã phối hợp với nhiều đối tác khác nhau để triển khai những hoạt động nhằm nâng cao vị thế cho phụ nữ bao gồm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, phát triển kinh tế và tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo là phụ nữ xuất hiện.
Nâng cao nhận thức toàn cầu
Hợp tác với Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, The Art of Living triển khai giáo dục mọi người chống lại việc lựa chọn giới tính và phá thai ở Ấn Độ. Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ được tổ chức hai năm một lần như một diễn đàn để phụ nữ thảo luận các vấn đề liên quan và khơi dậy tinh thần nhiệt tình về thay đổi mà họ có thể tạo ra cho thế giới.
Phát triển kinh tế
Để thúc đẩy các cộng đồng tự lực, các chương trình được khởi xướng để thu hút phụ nữ nông thôn tham gia vào các hoạt động mang lại thu nhập. Phụ nữ nông thôn được đào tạo các kỹ năng khác nhau như khâu, cắt, thêu, đính hạt cho túi đay. Làm nhang nhang cũng là một nghề phù hợp và đơn giản cho phụ nữ nông thôn để sinh sống.
Nhiều nhóm tự hỗ trợ lẫn nhau được khuyến khích trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, làm túi, may và thêu.
Hội hợp tác Vishalakshmi - một hội hợp tác đa mục đích cho Phụ nữ được thành lập cung cấp một cơ chế hỗ trợ, gồm hơn 300 thành viên có hoàn cảnh kém may mắn nhưng đều ấp ủ những ý tưởng kinh doanh. Trong dự án này, nhiều khoản vay với lãi suất thấp được phân bổ cho các thành viên để tạo điều kiện cho họ tự làm chủ.
Tạo ra các cơ hội
Thông qua vô số dự án tình nguyện, nhiều cơ hội đã được tạo ra cho phụ nữ để trở thành những người lãnh đạo - có thể là các chương trình cải tạo tù nhân, cải tạo khủng bố, các vấn đề phụ nữ, các mục tiêu môi trường, chuyển đổi nông thôn.
Kết quả:
500 phụ nữ nông thôn
được đào tạo tại các trung tâm dạy nghề may thành lập ở Odisha và Assam.
Hơn 623 nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau
hình thành trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, làm túi, may và thêu.
5.000 phụ nữ nông thôn
ở Ấn Độ được đào tạo về kỹ năng nghề.
Khoảng 100.000 người
không thực hiện xét nghiệm giới tính trước khi sinh
Khoảng 150.000 người
được bảo vệ khỏi nạn hôn nhân trẻ em
Đào tạo hơn 200 phụ nữ nông thôn
nghề làm nhang trong các ngôi làng gần Trung tâm quốc tế của The Art of Living ở Bangalore.
Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ được tổ chức
hai năm một lần để tập hợp những người phụ nữ từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Những câu chuyện nổi bật:
- Ấn Độ
- Iraq
- Zimbabwe
- Dharavi
- PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO
Dự án VISTA được bắt đầu vào năm 1985 gần Bangalore để nâng cao vị thế cho những người phụ nữ mù chữ, bị lạm dụng hoặc có sức khỏe kém. Bên cạnh đào tạo nghề may và thêu, phụ nữ cũng được đọc, viết và phổ cập kiến thức cơ bản về sức khỏe và vệ sinh. Sau khóa đào tạo, nhiều người tìm được việc làm trong ngành may mặc địa phương trong khi những người khác làm việc tại nhà để tăng thu nhập gia đình. Hơn 2.000 phụ nữ từ ba mươi ngôi làng khác nhau đã được đào tạo thông qua chương trình này.
Chương trình Đào tạo Nghề may cung cấp cho phụ nữ các kỹ năng nghề cần thiết để thành lập doanh nghiệp của riêng họ và tham gia vào công cuộc tái thiết kinh tế của Iraq. Các học viên tốt nghiệp từ chương trình tổ chức các chợ để giới thiệu và bán các mặt hàng họ tạo ra. Chợ cho phép phụ nữ kiếm lợi từ các sản phẩm họ đã tạo ra, áp dụng các kỹ năng tiếp thị và quản lý mà họ đã được học, tham gia vào cộng đồng và tiếp tục nâng cao vị thế cho những người phụ nữ khác trong cộng đồng của họ.
Khoảng 60-80 phụ nữ đã được đào tạo sử dụng máy làm bơ đậu phộng để có thể tăng năng suất hàng ngày so với các phương pháp thủ công truyền thóng. Những người phụ nữ cũng học cách đóng gói và tiếp thị bơ đậu phộng. Điều này đã giúp nhiều phụ nữ tự tin và độc lập về kinh tế. Lần đầu tiên, phụ nữ có đủ khả năng chi trả tiền học phí cho con cái của họ và đã truyền cảm hứng cho chồng giúp đỡ bằng cách giao cho họ đất để trồng đậu phộng.
Tại Dharavi, khu ổ chuột lớn nhất châu Á ở Mumbai, Ấn Độ: Một chương trình CSR hợp tác với Godrej đã thành lập một Trung tâm đào tạo nghề làm đẹp ở Dharavi vào năm 2013 với 30 sinh viên tốt nghiệp. Các khóa đào tạo bao gồm các chủ đề thiết yếu về đào tạo làm đẹp, quan hệ khách hàng, phát triển kỹ năng mềm và kinh doanh, được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng địa phương. Trung tâm này hướng đến mục tiêu đào tạo 240 phụ nữ mỗi năm.
Sinh viên tốt nghiệp thường kiếm được từ 3.000 đến 5.000 INR và sau khi được đào tạo họ cảm thấy tự chủ và tự tin.
“Thẳng thắn mà nói, tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi có thể bắt đầu cửa hàng của riêng mình. Khóa đào tạo này cho phép tôi làm được điều đó và có được sự độc lập về tài chính. Tôi thực sự rất vui vì đã tham gia khóa đào tạo này - Swati Sherkhane, Mẹ của một đứa trẻ hai tuổi, đã mở cửa hàng của riêng mình.
“Làm giảng viên để nâng cao vị thế cho những người khác là một trải nghiệm toàn diện nhất đối với tôi.” Sandhya Gavali, một cựu học viên nay trở thành giảng viên, cô hiện đang hỗ trợ chi phí y tế cho ông nội cô.
PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO
Tại ngôi làng Warwarhere ở Maharashtra, The Art of Living đã giới thiệu chương trình phát triển nông thôn - 5H vào tháng 2 năm 2001. Kết quả là 400 phụ nữ trong làng đã đứng lên và vận động chống lại nghiện rượu và gutka - một chế phẩm bao gồm trầu, thuốc lá, cao su và các hương liệu khác. Ngày nay trong làng, rượu đã bị cấm và bạo lực gia đình đã giảm đáng kể.